I want to love you more!

Saturday, January 22, 2011

Week of Prayer for Christian Unity


BENEDICT XVI
GENERAL AUDIENCE
Paul VI Audience Hall
Wednesday, 19 January 2011
Week of Prayer for Christian Unity

Dear Brothers and Sisters,

During this Week of Prayer for Christian Unity, all the Lord’s followers are asked to implore the gift of full communion. This year’s theme – “They devoted themselves to the Apostles’ teaching and fellowship, to the breaking of bread and the prayers” (Acts 2:42) – invites us to reflect on four pillars of unity found in the life of the early Church.

The first is fidelity to the Gospel of Jesus Christ proclaimed by the Apostles.

The second is fraternal communion, a contemporary expression of which is seen in the growing ecumenical friendship among Christians.

The third is the breaking of the bread; although the inability of separated Christians to share the same Eucharistic table is a reminder that we are still far from the unity which Christ wills for his disciples, it is also an incentive to greater efforts to remove every obstacle to that unity.

Finally, prayer itself helps us realize that we are children of the one heavenly Father, called to forgiveness and reconciliation. During this Week, let us pray that all Christians will grow in fidelity to the Gospel, in fraternal unity and in missionary zeal, in order to draw all men and women into the saving unity of Christ’s Church.

* * *

I offer a warm welcome to the students and staff of the Bossey Graduate School of Ecumenical Studies. I thank the choir from Finland for their praise of God in song. To all the English-speaking pilgrims present at today’s Audience, including those from Australia, Canada and the United States, I invoke an abundance of joy and peace in the Lord.

Source: http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/audiences/2011/documents/hf_ben-xvi_aud_20110119_en.html

starstarstar

Sau đây là bản tiếng Việt chi tiết hơn, được phỏng dịch từ nguyên bản tiếng Ý của Nguyễn Học Tập.

TUẦN LỄ CẦU NGUYỆN CHO SỰ HIỆP NHẤT CÁC TÍN HỮU CHÚA KITÔ:
Ở ĐÂU CÓ HAI HAY BA NGƯỜI HỢP NHAU NHÂN DANH THẦY,
THÌ CÓ THẦY Ở ĐÓ, GIỮA HỌ.

BÀI GIÁO LÝ NGÀY THỨ TƯ
Thính phòng Phaolồ VI,
buổi yết kiến ngày thứ tư, 19.01.2011.
ĐỨC THÁNH CHA BENEDICTUS XVI:

Anh Chị Em thân mến, Chúng ta đang cử hành Tuần Lễ Cầu Nguyện Cho Sự Hiệp Nhất Các Tín Hữu Chúa Ki Tô, trong đó tất cả các tín hữu Chúa Ki Tô đều được mời gọi hiệp nhất với nhau trong lời cầu nguyện, để nhân chứng cho thế giới mối liên hệ sâu đậm giữa họ và để cầu xin ơn được thông hiệp hoàn hảo.
Trong đoạn được trích dẫn của Sách Tông Đồ Công Vụ, có bốn đặc tính diễn tả lên cộng đồng Ki Tô giáo tiên khởi ở Giêrusalem, như là nơi chốn của sự hiệp nhất và tình thương, mà chính Thánh Luca cũng không chỉ muốn kể lại như là những gì thuộc về quá khứ. Đặc tính thứ nhất là, trong mối hiệp nhất và kiên trì lắng nghe lời giảng dạy của các Tông Đồ, kế đến là hiệp nhất huynh đệ với nhau, trong việc bẻ bánh và trong các lời kinh nguyện.

Đây là một điều Chúa Quan Phòng bởi lý do là, trên con đường kiến tạo sự hiệp nhất, cầu nguyện được đặt vào trung tâm điểm. Điều đó nhắc cho chúng ta một lần nữa rằng sự hiệp nhất không thể được kiến tạo nên đơn thuần do động tác của con người. Sự hiệp nhất trước tiên là một ơn của Chúa, gồm ở việc lớn lên trong mối thông hiệp với Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.

Công Đồng Vatican II nói:
- " Những lời chung nhau cầu nguyện nầy chắc chắn là một phương thế rất hữu hiệu để xin được ơn hiệp nhất và tạo nên một sự phát triển chính đáng các mối tương quan, mà nhờ đó các người công giáo vẫn còn hiệp nhất với các anh em ly khai. " Bởi vì ở đâu có hai hay ba người hợp lại vì danh Thầy, thì có Thầy ở đó, giữa họ " ( Mt 18, 20) ( Nghị Định Unitatis Redintegratio, 8).

Con đường hướng đến sự hiệp nhất có thể thấy được giữa các tín hữu Chúa Ki Tô "abita " (cư ngụ) chính ở trong lời cầu nguyện, bởi vì nền tảng chính yếu của sự hiệp nhất không phải do chúng ta kiến tạo ra, mà do Thiên Chúa " thiết lập ", đến từ Thiên Chúa, từ Mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi, từ sự hiệp nhất của Chúa Cha với Chúa Con trong đối thoại yêu thương là Chúa Thánh Thần.
Và như vậy, sự chuyên cần hiệp nhất của chúng ta phải là mối chuyên lo mở rộng con người chúng ta ra cho động tác của Thiên Chúa, phải làm cho mình trở thành lời nguyện xin hằng ngày, xin Chúa giúp đỡ. Giáo Hội là của Chúa, chớ không phải của chúng ta.

1 - Chủ đề được chọn năm nay cho Tuần Lễ Cầu Nguyện cho Sự Hiệp Nhất được đặt liên hệ với kinh nghiệm của cộng đồng Ki Tô hữu tiên khởi ở Giêrusalem, như những gì được diễn tả lại trong Sách Tông Đồ Công Vụ, mà bản văn chúng ta đã được nghe:
- " Thời đó họ rất bền chí trong việc lắng nghe lời giảng dạy của các Tông Đồ và trong tình hiệp nhứt huynh đệ, trong việc bẻ bánh và trong các lời kinh nguyện " ( Act 2, 42).

Chúng ta phải nhận thức rằng ngay từ Lễ Hiện Xuống, Chúa Thánh Thần đã xuống trên những người có ngôn ngữ và văn hoá khác nhau. Điều đó có nghĩa là ngay từ lúc đầu, Giáo Hội đã gồm dân chúng từ nhiều xuất xứ khác nhau, và chính vì khởi đầu từ những khác biệt đó, Chúa Thánh Thần đã tác tạo thành một thân thể duy nhất.
Lễ Hiện Xuống như là khởi thủy của Giáo Hội, đánh dấu việc lan rộng Giao Ước của Chúa đối với tất cả các tạo vật, đối với tất cả mọi dân tôc và mọi thời đại, để cho cả công trình sáng tạo đều cùng nhằm về mục đích đích thực của mình: đó là trở thành môi trường hiệp nhất và tình thương.
Trong đoạn được trích dẫn của Sách Tông Đồ Công Vụ, có bốn đặc tính diễn tả lên cộng đồng Ki Tô giáo tiên khởi ở Giêrusalem, như là nơi chốn của sự hiệp nhất và tình thương, mà chính Thánh Luca cũng không chỉ muốn kể lại như là những gì thuộc về quá khứ.
Ngài muốn hiến tặng cho chúng ta như là mẫu gương, như là định chuẩn của Giáo Hội hiện tại, bởi vì bốn đặc tính đó phải là những gì luôn luôn kiến tạo nên đời sống của Giáo Hội.
Đặc tính thứ nhất là, trong mối hiệp nhất và kiên trì lắng nghe lời giảng dạy của các Tông Đồ, kế đến là hiệp nhất huynh đệ với nhau, trong việc bẻ bánh và trong các lời kinh nguyện.
Như tôi đã nói, các đặc tính đó vẫn còn là những cột trụ cho đời sống hiện nay của mỗi cộng đồng Ki Tô giáo và cũng thiết định thành nền tảng vững chắc, trên đó sự tiến triển trong việc hiệp nhất của Giáo Hội có thể thấy được.

a) Trước tiên chúng ta có yếu tố lắng nghe lời giảng dạy của các Tông Đồ, hay lắng nghe chứng nhân những gì các vị đã thực hiện cho sứ mạng, cho đời sống, cuộc tử nạn và biến cố phục sinh của Chúa.
Tất cả những điều đó, Thánh Phaolồ gọi một cách đơn sơ, đó là " Phúc Âm ".
Các người tín hữu Chúa Ki Tô tiên khởi nhận được Phúc Âm từ mệng các Tông Đồ, họ hiệp nhất với nhau nhờ lắng nghe và nhờ lời rao giảng Phúc Âm, bởi vì Phúc Âm, như Thánh Phaolồ xác nhận,
- " là quyền năng của Chúa để cứu rổi bất cứ những ai tin " ( Rom 1, 16).
Ngay cà ngày hôm nay, cộng đồng các tín hữu nhận biết đối với lời giảng dạy của các Tông Đồ là lề luật của đức tin mình .
Bởi đó, mọi cố gắng để kiến tạo nên sự hiệp nhất giữa các tín hữu Chúa Ki Tô trước tiên phải trải qua việc tìm hiểu sâu dậm lòng trung thành với " depositum fidei " ( kho tàng tồn trử của đức tin ), đã được các Tông Đồ truyền lại cho.
Vững chắc trong đức tin là nền tảng sự thông hiệp của chúng ta, là nền tảng của sự hiệp nhứt Ki Tô giáo.

b) Yếu tố thứ hai là sự thông hiệp huynh đệ.
Thời cộng đồng Ki Tô hữu tiên khởi, cũng như ngay cả trong thời đại chúng ta, đây là biểu hiệu ai cũng thấy được, nhất là đối với thế giới bên ngoài. Biểu tượng nói lên sự hiệp nhất giữa các môn đệ của Chúa.
Chúng ta đọc được trong Sách Tông Đồ Công Vụ rằng các Ki Tô hữu tiên khởi đặt mọi của cải chung với nhau và ai có tài sản và của cải đều đem bán đi để góp phần gíúp cho những ai túng thiếu ( cfr Act 2, 44-45).
Phương thức chia sẻ cho nhau của cải riêng tư của mình, trong lịch sử Giáo Hội, luôn luôn có được những phương thức mới để thực hiện. Một trong những phương thức cá biệt, đó là mối tương giao huynh đệ và thân hữu được thiết lập giữa các người tín hữu Chúa Ki Tô thuộc các "confessioni " (giáo phái) khác nhau.
Lịch sử của các phong trào hiệp nhất được ghi nhận bằng các khó khăn và những điều không chắc chắn, nhưng cũng là lịch sử của tình huynh đệ, hợp tác và chia sẻ nhân loại và thiêng liêng với nhau, đã làm biến đổi môt cách đáng kể các mối tương quan giữa những người tín hữu Chúa Ki Tô: tất cả đều chuyên cần tiếp tục dấn thân trên con đường nầy.
Như vậy, yếu tố thứ hai là sự thông hiệp, trước tiên là thông hiệp với Chúa nhờ đức tin, nhưng thông hiệp với Chúa cũng tạo ra sự thông hiệp giữa chúng ta và được diễn tả ra bằng thông hiệp thực hữu, mà Sách Tông Đồ Công Vụ đã đề cập đến, tức là chia sẻ cho nhau. Không ai trong cộng đồng Ki Tô giáo phải chịu đói khát, nghèo khổ, đây là điều bó buộc nền tảng. Thông hiệp với Chúa, được thể hiện như là sự thông hiệp huynh đệ, trên thực tế, được thể hiện trong dấn thân xã hội, trong bác ái Ki Tô giáo, trong công lý.

c) Yếu tố thứ ba căn bản trong đời sống cộng đồng Ki Tô hữu tiên khởi ở Giêrusalem là trong giây phút bẻ bánh, trong đó chính Chúa làm cho minh hiện diện với cuộc hy sinh duy nhất của Thánh Giá, trong việc hiến tặng hoàn toàn chính mình cho sự sống các bạn hữu Người:
" Đây là mình Thầy hiến dâng cho anh em... Đây là chén máu Thầy...đổ ra cho anh em ".

- " Giáo Hội sống bằng Phép Thánh Thể. Chân lý nầy không những nói lên kinh nghiệm hằng ngày của đức tin, mà còn gồm tóm trong đó nhân cội mầu nhiệm của Giáo Hội " ( ĐTC Gioan Phaolô II, Enc. Ecclesia de Eucharisia, 1).

Sự hiệp thông với sự hiến tế của Chúa Ki Tô là thượng đỉnh của việc chúng ta thông hiệp với Thiên Chúa và cũng nói lên mối hiệp nhất hoàn hảo của các tín hữu Chúa Ki Tô, sự thông hiệp trọn hảo.
Trong tuần lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất , thật đáng tiếc cảm nhận tận đáy lòng việc chúng ta chưa thể cùng nhau chia sẻ với nhau cùng một bàn tiệc Thánh Thể, dấu chỉ chúng ta còn khoản cách xa để đạt được sự hiệp nhất, mà Chúa Giêsu đã cầu nguyện cho.
Kinh nghiệm đau buồn đó, cũng hàm chứa một chiều hướng đền tội cho việc cầu nguyện của chúng ta, kinh nghiệm đó cần phải trở nên một lý do cho việc tất cả chúng ta chuyên cần dấn thân quảng đại hơn nữa, để cho, sau khi những trở ngại cho việc thông hiệp trọn vẹn được cất bỏ đi, sẽ đến ngày trong đó tất cả chúng ta đều có thể hợp tập nhau quanh bàn tiệc của Chúa, cùng nhau bẻ Bánh Thánh Thể và cùng uống chung nhau một chén.

d) Sau cùng là lời cầu nguyện - hay nói như Thánh Luca là các buổi cầu nguyện - đó là đặc tính thứ tư của cộng đồng Ki Tô hữu tiên khởi ở Giêrusalem, được viết ra trong Sách Tông Đồ Công Vụ.
Cầu nguyện là thái độ liên lỉ bền chí của các môn đệ Chúa Ki Tô, điều luôn luôn đi sát cánh với đời sống thường nhật của họ vâng theo ý muốn của Chúa, như những gì đã chứng nhận các lời Thánh Phaolồ, khi ngài viết cho các tín hữu Thessalonica, trong Thư I của ngài:
- " Anh em hãy vui mừng luôn mãi và cầu nguyện không ngừng. Hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh. Anh em hãy làm như vậy, đó là điều Thiên Chúa muốn trong Chúa Ki Tô Giêsu đối với anh em " ( I Ts 5, 16-18; cfr. Eph 6, 18).

Cầu nguyện của người tín hữu Chúa Ki Tô là dư phần vào lời cầu nguyện của Chúa Giêsu, là kinh nghiệm tuyệt đỉnh tình con cái, như những gì chứng nhận cho chúng ta các lời Kinh Lạy Cha, đó là lời cầu nguyện gia đình - đại danh từ "chúng con", con cái của Chúa , anh em chị em với nhau, đang thưa chuyện với vị Cha chung.
Như vậy đặt mình vào động tác cầu nguyện, trước tiên có nghĩa là rộng mở mình ra trong tình anh em. Chỉ có trong " chúng con ", chúng ta mới có thể nói " Lạy Cha Chúng Con".
Như vậy, chúng ta hãy mở rộng mình ra cho tình huynh đệ, phát xuất từ những đứa con của một Cha duy nhất trên trời và cũng từ đó sẵn sàng tha thứ và hoà giải lại với anh em.

2 - Anh Chị Em thân mến, là môn đệ của Chúa, chúng ta có trách nhiệm chung đối với thế giới, chúng ta phải phục vụ cho tất cả mọi người: như cộng đồng Ki Tô hữu tiên khởi ở Giêrusalem.

Khởi điểm từ những gì chúng ta đã đồng thuận với nhau, chúng ta phải có được một chứng nhân mạnh mẽ, đặt trên nền tảng thiêng liêng và đưọc nâng đỡ bởi lý trí, bởi một Thiên Chúa duy nhất đã mạc khải chính Người và nói với chúng ta trong Chúa Ki Tô.
Chung ta hảy trở thành những người mang sứ điệp định hướng và soi sáng các bước đường của con người thời đại chúng ta, thường mất đi những định điểm rõ rệt và vững chắc để định chuẩn.

Như vậy, điều quan trọng là mỗi ngày chúng ta phải trưởng thành lên trong tình yêu thương lẫn nhau, chuyên cần dấn thân để vượt thắng những rào cản ngăn chận còn hiện hữu giữa các tín hữu Chúa Ki Tô, hãy cảm nhận được sự hiệp nhất nội tâm giữa những kẻ đang đi theo Chúa, cộng tác với nhau hết sức có thể bằng cách chung nhau làm việc trên những vấn đề còn đang bỏ dở.
Và nhất là hãy xác tín rằng trên bước đường đang đi đó, phải có Chúa hỗtrợ chúng ta, Người còn phải gíúp chúng ta nhiều, bởi vì không có Người, đơn độc tự mình, không " ở lại trong Người " chúng ta không thể làm được gì ( cfr Jn 15, 5).

Các bạn thân mến, một lần nữa chính trong cầu nguyện mà chúng ta gặp được nhau hiệp nhất - nhất là trong tuần nầy - hiệp nhất với tất cả những ai tuyên xưng đức tin mình vào Chúa Ki Tô, Con Thiên Chúa. Chúng ta hãy kiên trì cầu nguyện, chúng ta hãy là những người cầu nguyện, cầu xin Chúa ban cho ơn hiệp nhất, để cho đồ án cứu rổi và hoà giải của Người được thực hiện trên cả thế giới.

Cám ơn Anh Chị Em.
Phỏng dịch từ nguyên bản Ý Ngữ : Nguyễn Học Tập.


peluk love peluk

0 nhận xét to" Week of Prayer for Christian Unity "

Post a Comment

Facebook Twitter Delicious Favorites More

 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang