Nhân đọc bài dưới đây, xin cầu nguyện cho các anh chị em an ninh trong ngành cảnh sát ở Việt Nam có được "sự phối hợp giữa khả năng nghề nghiệp chuyên môn và đức tính nhân bản, giữa sự canh tân các phương pháp và hệ thống an ninh với các đức tính nhân bản như kiên nhẫn, kiên trì trong điều thiện, hy vọng và sẵn sàng lắng nghe" như lời Đức Thánh Cha nhắn nhủ cảnh sát Roma.
Lần đầu tiên Đức Thánh Cha tiếp kiến 1200 cảnh sát Roma
Nguồn: http://www.radiovaticana.org/vie/Articolo.asp?c=456202 VATICAN.
ĐTC Biển Đức 16 tái tố giác xu hướng gạt bỏ tôn giáo ra ngoài lề xã hội và đóng khung tôn giáo trong lãnh vực riêng tư.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 21-1-2011, dành cho 1.200 người gồm các vị chỉ huy và nhân viên cảnh sát cùng với thân nhân của họ ở Roma. Họ đại diện cho 7.500 nhân viên cảnh sát các cấp phục vụ tại thủ đô Italia.
Trong tư cách là GM Roma, ĐTC cám ơn họ vì “những gì đã và đang thực hiện để cuộc sống tại thành phố này diễn ra trong trật tự và an ninh. Ngài cũng nhắc đến một hiện tượng ngày nay người ta dành tầm quan trọng đặc biệt cho chiều kích chủ quan trong cuộc sống. Hiện tượng này là tích cực khi nó đặt con người ở vị trí trung tâm và đề cao giá trị của lương tâm con người, nhưng nó cũng có một nguy cơ lớn, khi người ta quan niệm lương tâm một cách hẹp hòi, theo đó không có những điểm tham chiếu khách quan để xác định đâu là điều giá trị và đâu là điều thật, trái lại mỗi cá nhân là mẫu mực riêng cho mình.”
ĐTC nhận xét rằng “hậu quả của hiện tượng trên đây là tôn giáo và luân lý có xu hướng bị đóng khung trong lãnh vực chủ quan, riêng tư. Đức tin và các giá trị của đức tin, những cư xử theo đức tin không được quyền có chỗ đứng trong đời sống công cộng và dân sự. Tôn giáo dần dần bị gạt ra ngoài lề và bị coi là không quan trọng, xa lạ đối với thế giới văn minh, như thể người ta phải giới hạn ảnh hưởng của tôn giáo trên đời sống con người”.
Đứng trước tình trạng trên đây, ĐTC nói: “Những thách đố mới xuất hiện nơi chân trời đòi hỏi sự tái gặp gỡ giữa Thiên Chúa và con người, chúng đòi xã hội và các tổ chức công cộng tìm lại “cái hồn” của mình, những căn cội tinh thần và luân lý của mình, để mang lại những sức mạnh mới cho các giá trị luân lý và pháp lý làm điểm tham chiếu và cho hoạt động thực hành. Đức tin Kitô và Giáo Hội không bao giờ ngưng đóng góp cho việc thăng tiến công ích và sự tiến bộ đích thực của con người”.
Sau cùng, ĐTC nhắn nhủ các viên chức cảnh sát rằng: “Ơn gọi đặc biệt của thành Roma ngày nay đòi anh chị em là những nhân viên công quyền nêu gương về ảnh hưởng tích cực và phúc lợi giữa đặc tính đời lành mạnh và đức tin Kitô. Thực vậy, hiệu năng công việc của anh chị em là kết quả của sự phối hợp giữa khả năng nghề nghiệp chuyên môn và đức tính nhân bản, giữa sự canh tân các phương pháp và hệ thống an ninh với các đức tính nhân bản như kiên nhẫn, kiên trì trong điều thiện, hy vọng và sẵn sàng lắng nghe” (SD 21-1-2011)
ĐTC Biển Đức 16 tái tố giác xu hướng gạt bỏ tôn giáo ra ngoài lề xã hội và đóng khung tôn giáo trong lãnh vực riêng tư.
hiệu năng công việc của anh chị em là kết quả của sự phối hợp giữa khả năng nghề nghiệp chuyên môn và đức tính nhân bản, giữa sự canh tân các phương pháp và hệ thống an ninh với các đức tính nhân bản như kiên nhẫn, kiên trì trong điều thiện, hy vọng và sẵn sàng lắng nghe
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 21-1-2011, dành cho 1.200 người gồm các vị chỉ huy và nhân viên cảnh sát cùng với thân nhân của họ ở Roma. Họ đại diện cho 7.500 nhân viên cảnh sát các cấp phục vụ tại thủ đô Italia.
Trong tư cách là GM Roma, ĐTC cám ơn họ vì “những gì đã và đang thực hiện để cuộc sống tại thành phố này diễn ra trong trật tự và an ninh. Ngài cũng nhắc đến một hiện tượng ngày nay người ta dành tầm quan trọng đặc biệt cho chiều kích chủ quan trong cuộc sống. Hiện tượng này là tích cực khi nó đặt con người ở vị trí trung tâm và đề cao giá trị của lương tâm con người, nhưng nó cũng có một nguy cơ lớn, khi người ta quan niệm lương tâm một cách hẹp hòi, theo đó không có những điểm tham chiếu khách quan để xác định đâu là điều giá trị và đâu là điều thật, trái lại mỗi cá nhân là mẫu mực riêng cho mình.”
ĐTC nhận xét rằng “hậu quả của hiện tượng trên đây là tôn giáo và luân lý có xu hướng bị đóng khung trong lãnh vực chủ quan, riêng tư. Đức tin và các giá trị của đức tin, những cư xử theo đức tin không được quyền có chỗ đứng trong đời sống công cộng và dân sự. Tôn giáo dần dần bị gạt ra ngoài lề và bị coi là không quan trọng, xa lạ đối với thế giới văn minh, như thể người ta phải giới hạn ảnh hưởng của tôn giáo trên đời sống con người”.
Đứng trước tình trạng trên đây, ĐTC nói: “Những thách đố mới xuất hiện nơi chân trời đòi hỏi sự tái gặp gỡ giữa Thiên Chúa và con người, chúng đòi xã hội và các tổ chức công cộng tìm lại “cái hồn” của mình, những căn cội tinh thần và luân lý của mình, để mang lại những sức mạnh mới cho các giá trị luân lý và pháp lý làm điểm tham chiếu và cho hoạt động thực hành. Đức tin Kitô và Giáo Hội không bao giờ ngưng đóng góp cho việc thăng tiến công ích và sự tiến bộ đích thực của con người”.
Sau cùng, ĐTC nhắn nhủ các viên chức cảnh sát rằng: “Ơn gọi đặc biệt của thành Roma ngày nay đòi anh chị em là những nhân viên công quyền nêu gương về ảnh hưởng tích cực và phúc lợi giữa đặc tính đời lành mạnh và đức tin Kitô. Thực vậy, hiệu năng công việc của anh chị em là kết quả của sự phối hợp giữa khả năng nghề nghiệp chuyên môn và đức tính nhân bản, giữa sự canh tân các phương pháp và hệ thống an ninh với các đức tính nhân bản như kiên nhẫn, kiên trì trong điều thiện, hy vọng và sẵn sàng lắng nghe” (SD 21-1-2011)
G. Trần Đức Anh OP
Post a Comment