I want to love you more!

Monday, January 24, 2011

Kết Thúc Tuần Lễ Cầu Nguyện Cho Sự Hiệp Nhất

Ngày mai 25/1 kết thúc tuần lễ cầu nguyện cho các ki-tô hữu hiệp nhất và cũng là ngày Giáo hội kính nhớ thời điểm trở lại của thánh Phao-lô tông đồ.

Nguyện xin Chúa nhờ lời cầu bàu của thánh Phao-lô tông đồ, ban ơn bình an và sự hiệp nhất trên Giáo hội hoàn vũ và đặc biệt cho Giáo hội Việt Nam. Sự hiệp nhất phải được biểu lộ từ những vị chủ chăn, nhất là hàng Giám mục, kế đến là Linh mục đoàn, tu sĩ nam nữ và giáo dân.
Hãy tiếp tục cầu nguyện cho sự HIỆP NHẤT và thực thi lòng bác ái đối với nhau.
Xin thánh Phao-lô cầu cùng Chúa ban cho những anh chị em đang mang trong mình sứ mạng truyền giáo được ơn hiểu biết Chúa Giê-su và giáo lý của Ngài, cũng như được ơn nhiệt thành trong sứ mạng như thánh nhân. Đặc biệt, xin cầu nguyện cho các anh chị em đang sống sứ mạng truyền giáo trên đất nước Nhật Bản.Sứ mạng truyền giáo có thể được hiểu là kiến tạo sự hiệp nhất ki-tô hữu và duy trì sự hiệp nhất đó.


Hiệp nhất giữa các ki-tô hữu được bắt nguồn từ chính Chúa Giê-su Ki-tô. Ngài là mối dây liên kết tất cả những người tin vào Ngài được nên một. “Ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ.” (Mt 18,20).

Trong tâm khảm của mỗi người chúng ta, ai cũng mong muốn thế giới này trở thành một đại gia đình hạnh phúc ấm êm. Tuy nhiên, ngày ấy thật xa vời xa vời biết bao! Dù biết thế nhưng đó là niềm hy vọng của từng người, của từng ki-tô hữu.

Vâng họp nhau cầu nguyện là điều không thể thiếu được đối với mỗi người, nếu muốn tạo sự hiệp nhất và duy trì sự hiệp nhất. (xem thêm bài giáo lý của Đức Thánh Cha về ‘tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất ki-tô hữu). Từ những buổi họp mặt như thế, chúng ta kín múc từ tình yêu Ba Ngôi Thiên Chúa nguồn Ân Sủng dồi dào, để chúng ta can đảm dấn thân, cũng như hết sức làm cho ngày mọi người đều sống như anh chị em và có cùng cha chung là Thiên Chúa Tình Yêu được hiện thực.

Những hình ảnh kinh nguyện sáng tối nơi gia đình và mỗi buổi chiều mọi người rủ nhau đến nhà thờ đọc kinh, dâng lễ nay đã trở thành xa lạ đối với rất nhiều người, đặc biệt các bạn trẻ và thiếu nhi. Tuy nhiên mỗi lần lướt web, tôi tìm thấy rất nhiều website, blog và facebook giúp những người tin vào Chúa tìm đến nhau và cùng nhau cầu nguyện. Cách nào đó, đó cũng là hình thức họp nhau cầu nguyện nhân danh Chúa Giê-su Ki-tô. Tôi nghĩ Thiên Chúa cũng đã chúc phúc và hiện diện nơi những website này.

Hãy tiếp tục cầu nguyện cho sự HIỆP NHẤT và thực thi lòng bác ái đối với nhau. Để mọi người nhận ra anh chị em là môn đệ Thầy là anh chị em hãy yêu thương nhau như chính Thầy đã yêu thương anh chị em. (xem Ga 13, 34 và Ga 15,12).

Trở lại với vị thánh Tông đồ Phao-lô. Để chuẩn bị cho ngày kính nhớ thánh nhân trở lại Đường Chân Lý, Giáo hội dành một tuần để cầu nguyện cho sự hiệp nhất trên toàn thế giới. Thánh Phao-lô là vị tông đồ nhiệt thành nhất trong việc rao giảng Tin Mừng Chúa Giê-su cho dân ngoại. Xin thánh nhân cầu cùng Chúa ban cho những anh chị em đang mang trong mình sứ mạng truyền giáo được ơn hiểu biết Chúa Giê-su và giáo lý của Ngài, cũng như được ơn nhiệt thành trong sứ mạng như thánh nhân. Đặc biệt, xin cầu nguyện cho các anh chị em đang sống sứ mạng truyền giáo trên đất nước Nhật Bản. Sứ mạng truyền giáo có thể được hiểu là kiến tạo sự hiệp nhất ki-tô hữu và duy trì sự hiệp nhất đó.

"3 "Tôi là người Do-thái, sinh ở Tác-xô miền Ki-li-ki-a, nhưng tôi đã được nuôi dưỡng tại thành này; dưới chân ông Ga-ma-li-ên, tôi đã được giáo dục để giữ Luật cha ông một cách nghiêm ngặt. Tôi cũng đã nhiệt thành phục vụ Thiên Chúa như tất cả các ông hiện nay.4 Tôi đã bắt bớ Đạo này, không ngần ngại giết kẻ theo Đạo, đã đóng xiềng và tống ngục cả đàn ông lẫn đàn bà,5 như cả vị thượng tế lẫn toàn thể hội đồng kỳ mục có thể làm chứng cho tôi. Tôi còn được các vị ấy cho thư giới thiệu với anh em ở Đa-mát, và tôi đi để bắt trói những người ở đó, giải về Giê-ru-sa-lem trừng trị.

6 "Đang khi tôi đi đường và đến gần Đa-mát, thì vào khoảng trưa, bỗng nhiên có một luồng ánh sáng chói lọi từ trời chiếu xuống bao phủ lấy tôi.7 Tôi ngã xuống đất và nghe có tiếng nói với tôi: "Sa-un, Sa-un, tại sao ngươi bắt bớ Ta?8 Tôi đáp: "Thưa Ngài, Ngài là ai? Người nói với tôi: "Ta là Giê-su Na-da-rét mà ngươi đang bắt bớ.9 Những người cùng đi với tôi trông thấy có ánh sáng, nhưng không nghe thấy tiếng Đấng đang nói với tôi.10 Tôi nói: "Lạy Chúa, con phải làm gì? Chúa bảo tôi: "Hãy đứng dậy, đi vào Đa-mát, ở đó người ta sẽ nói cho anh biết tất cả những gì Thiên Chúa đã chỉ định cho anh phải làm.11 Vì ánh sáng chói loà kia làm cho tôi không còn trông thấy nữa, nên tôi đã được các bạn đồng hành cầm tay dắt vào Đa-mát.

12 "Ở đó, có ông Kha-na-ni-a, một người sùng đạo, sống theo Lề Luật và được mọi người Do-thái ở Đa-mát chứng nhận là tốt.13 Ông đến, đứng bên tôi và nói: "Anh Sa-un, anh thấy lại đi! Ngay lúc đó, tôi thấy lại được và nhìn ông.14 Ông nói: "Thiên Chúa của cha ông chúng ta đã chọn anh để anh được biết ý muốn của Người, được thấy Đấng Công Chính và nghe tiếng từ miệng Đấng ấy phán ra.15 Quả vậy, anh sẽ làm chứng nhân cho Đấng ấy trước mặt mọi người về các điều anh đã thấy và đã nghe.16 Vậy bây giờ anh còn chần chừ gì nữa? Anh hãy đứng lên, chịu phép rửa và thanh tẩy mình cho sạch tội lỗi, miệng kêu cầu danh Người." (Cv 22, 3-16)

Sau đây xin chia sẻ đến mọi người bài viết “Thánh Phao-lô và Ê-phê-sô” với những hình ảnh khá đẹp của tác giả Hien Quang trên trang web www.40giayloichua.net.

Con người Thánh Phaolô
Thánh nhân là người Do Thái thuộc chi tộc Benjamin. Khi chịu phép cắt bì Ngài được đặt tên là Saolô. Theo một số học giả, vào năm 171 BC, để phát triển thương mại tại Tarsus (ngày nay thuộc về Thổ Nhĩ Kỳ), Roma hứa cho người Do Thái nhập tịch nếu di dân đến nơi này. Đó là lý do tại sao Thánh Phaolo có quốc tịch Roma (Cv 22:26–28)­­.
Thánh nhân là người phái Pharisêu, nói rành các ngôn ngữ, Aramic, Hêbrơ, Hy Lạp và biết cả tiếng Latin – có nghề làm lều do cha truyền dạy. Thuở thiếu thời đã được gởi đến Jerusalem học lề luật Do Thái. Có thể nói Thánh nhân là người trí thức rất nhiệt thành trong việc giữ gìn tập tục cha ông (Gl 1:14).

Hình Thánh Phaolô do chuyên gia của LKA NRW (Đức Quốc) tạo dựng


Bối cảnh thành Êphêsô thời Thánh Phaolô
Là một trung tâm tri thức, tôn giáo và thương mại, phồn thịnh và giàu có, Êphêsô có nhiều thành phần dân chúng cũng như nhiều hạng tư tế thuộc các tôn giáo khác nhau, cộng với các pháp sư, thầy cúng, lang băm v.v…Niềm kiêu hảnh của Êphêsô là Đền thờ Artemis vốn là 1 trong 7 kỳ quan của thế giới cổ đại. Ngày nay đền thờ này chỉ còn lại duy nhất một cây cột!

Những gì còn lại của đền thờ Artemis và tượng thần Artemis

-
Giàu có, quyến rủ và nhiều tà giáo – Êphêsô là nơi có nhiều cơ hội cũng như thách đố cho thánh Phaolô.


Cơ hội
Trong chuyến truyền giáo lần thứ ba, khoảng năm 53 đến năm 57, Thánh Phaolô đã ở tại Ephêsô ít là 2 năm 3 tháng. Chuyến đi này được kể rỏ trong Tông Đồ Công Vụ chương 18 câu 23 đến chương 21 câu 26. Riêng đoạn 19 nói về những gì xảy ra tại Ephêsô.


Ông Phao-lô vào hội đường, và trong vòng ba tháng, ông mạnh dạn rao giảng, thảo luận về Nước Thiên Chúa và cố gắng thuyết phục họ. Nhưng có một số người cứng lòng, không chịu tin, lại còn nói xấu Đạo trước mặt cộng đoàn, nên ông tuyệt giao với họ, tách các môn đệ ra ; ngày ngày ông thảo luận trong trường học của ông Ty-ran-nô. Cứ như thế trong vòng hai năm, khiến mọi người ở A-xi-a, Do-thái cũng như Hy-lạp, đều được nghe lời Chúa. (Cv 19, 8-10)


Giờ sinh hoạt chính ở Ephêsô là buổi sáng, lúc nhiệt độ ít nóng bức. Sau 11 giờ là thời gian nhàn rỗi.. Có thể dung để giải trí, thể thao hay văn nghệ v.v… Có vẽ như thánh Phaolô được cho mượn, một phòng lớp để sử dụng từ sau 11 giờ trưa đến chiều khoảng 4 giờ chiều. Hãy tưởng tượng dạy giáo lý 5 tiếng mỗi ngày và trong vòng 2 năm – Như thế không ngạc nhiên khi mọi người ở A-xi-a, Do-thái cũng như Hy-lạp, đều được nghe lời Chúa. Thời nay chắc hiếm có ai dạy giáo lý, hay nói về Đức Giêsu 5 tiếng mỗi ngày!


Thiên Chúa dùng tay ông Phao-lô mà làm những phép lạ phi thường, đến nỗi người ta lấy cả khăn cả áo đã chạm đến da thịt ông mà đặt trên người bệnh, và bệnh tật biến đi, tà thần cũng phải xuất. (Cv 19, 11-12)


Như thế thiên hạ đi theo thánh nhân là phải rồi – vì có ai làm được bệnh tật biến đi, tà thần cũng phải xuất. Đến nỗi có những thày pháp thày bùa thấy thế nên làm theo kiểu hàng nhái “cáo mượn oai hùm” cũng nhân danh thần Giêsu để trừ quỷ. Nhưng các con quỷ này - rất bực tức và bẽ mặt sau khi bị thánh Phaolô qua uy quyền của Đức Giêsu bắt xuất ra khỏi các người bị ám – rất … tiểu nhân, lợi dụng cơ hội các thầy bùa tay non hay múa máy, bèn phản pháo bằng cách chất vấn lại: “Cho tụi tao xem thẻ chứng nhận chúng bây là ai – Giêsu và Phaolô chúng tao biết rồi, còn đồ giả danh như tụi bây thì hãy xem đây…” Vừa dứt lời các tà thần hô biến xông vào lũ thày bùa ăn theo đánh đấm tơi bời hoa lá đến nỗi áo sống rách toang phải bỏ nhà mà chạy mình mẩy trần truồng thương tích tùm lum tà la!


Họ nói : "Nhân danh Đức Giê-su mà ông Phao-lô rao giảng, ta truyền lệnh cho các ngươi !" Ông Xi-kêu-a nọ, thượng tế Do-thái, có bảy con trai thường làm như vậy. Nhưng tà thần đáp : "Đức Giê-su, tao biết ; ông Phao-lô, tao cũng tường ; còn bay, bay là ai ?" Rồi người bị tà thần ám xông vào họ, đè cả bọn xuống đánh túi bụi, khiến họ phải bỏ nhà ấy mà chạy trốn, trần truồng và đầy thương tích. Mọi người ở Ê-phê-xô, Do-thái cũng như Hy-lạp, đều biết chuyện ấy ; ai cũng sợ hãi, và thiên hạ tán dương danh Chúa Giê-su. (Cv 19, 13-17)


Thử tưởng tượng thành phố Ephêsô thời đó khoảng 250 ngàn dân cư đều biết chuyện này – cộng với dân chúng ở Do Thái và Hy Lạp … Có thể nói được là thánh Phaolô đã rất nổi tiếng ở Ephêsô và số người từ bỏ tà thần để tin vào Đức Giêsu rất nhiều! Còn các tay pháp sư sau khi lành lặn thương tích đã tuyên bố giải nghệ, đốt toàn bộ cách sách cẩm nang trừ quỷ và có lẽ từ đó tin vào Đức Giêsu – là Đấng các quỷ thần phải run sợ!


Khá đông người làm nghề phù thuỷ đem gom sách vở mà đốt trước mặt mọi người ; tổng cộng số sách ấy trị giá tới năm mươi ngàn đồng bạc. (Cv 19, 19)

star ros star ros star

0 nhận xét to" Kết Thúc Tuần Lễ Cầu Nguyện Cho Sự Hiệp Nhất "

Post a Comment

Facebook Twitter Delicious Favorites More

 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang