Bài viết sau đây đã được tôi viết cách đây 7 năm. Lúc ấy tôi đang ở cuối giai đoạn Ứng Sinh Dòng Tên. Thật bất ngờ và cảm động vì một Sr đã cất công đánh lại bài viết này cùng với hai bài khác "Bước theo Thầy Giê-su" và "Kinh nghiệm một tháng với người Phong" và gởi lại cho tôi. Sr nhắn nhủ rằng các bài viết này đã giúp ích Sr ấy phần nào đó và Sr muốn gởi lại cho tôi để đọc và hồi tâm. Trước đây, tôi đã tặng Sr tập sách hiệp thông, trong đó có vài bài viết của tôi.
Quả thật, những bài viết như thế này đã đi vào quên lãng đối với tôi. Tôi không nhớ là để chúng lạc mất phương trời nào. "Cám ơn Sr đã gởi chúng lại cho con!" Giờ đây, đọc lại chúng, tôi cảm thấy nghẹn ngào trước Chúa. Thực vậy, tôi đã xin lỗi Chúa nhiều lắm và cầu xin Người ban thêm niềm tin để kiên trì suy niệm Lời Chúa, sống và thực thi Thánh ý Người. Con cũng cầu nguyện cho Sr được ơn bình an và đầy can đảm để cùng với Chúa Giê-su vác thập giá ngang qua căn bệnh của Sr. Xin Người chữa lành Sr và cho Sr sớm được bình phục.
“Tuổi trẻ là tuổi đẹp nhất trong đời”. Tuổi trẻ là mùa xuân của cuộc đời. Trong bốn mùa, mùa xuân là mùa thật tươi tốt, mùa nhựa sống; là mùa các cây cối sinh hoa nảy lộc. Kìa những cây non đầy khí lực đang mơn mởn mọc lên tươi tắn, thoảng thơm mùi nhựa. Kìa những hoa sặc sỡ đang khoác trên mình những chiếc áo đẹp đẽ nhất. Tôi nhìn lại chính mình. Tôi đang lớn lên, mỗi ngày thêm một mới mẻ và có nhiều dự định to tát cho tương lai. Tôi muốn trở thành một bác sĩ giỏi để để đem lại niềm vui cho bệnh nhân, cho tất cả mọi người. Tôi cũng muốn trở thành một nhà thám hiểm. Khám phá những vẻ đẹp của đất trời, của cuộc sống; hay trở thành một nhà truyền giáo đi khắp mọi nơi trên cùng cõi trái đất, để đem Tin Mừng đến cho những người chưa nhận được ánh sáng Chúa Kitô… Có thể nói, tôi cũng đang nảy nở như hoa mùa xuân.
“Chúng ta hãy vui mừng vì tuổi trẻ”, đó là một câu hát của người xưa. Sự vui vẻ như ánh sáng mặt trời bao giờ cùng chứa đựng một nghị lực nuôi sống. Nó xóa đi những cái 'mốc meo', xua đi những cái 'thối tha hôi hám'. Sự vui vẻ cao thượng làm mất những bản năng thấp hèn thường đưa đến tội lỗi. Nhưng, đừng lầm lẫn vui vẻ với “khoái lạc”. Sự vui vẻ đích thật chỉ có thể giải sáng từ một lương tâm trong sạch.
Tuy nhiên, cuộc sống đâu phải bao giờ cũng như tôi tưởng, đâu phải bao giờ cũng hạnh phúc êm trôi và thành công mãi. Đôi khi tôi gặp thất bại, đau buồn. Nhiều lần tôi cảm thấy cô đơn, bị người khác hiểu lầm, hay lắm khi tôi bị cha mẹ rầy la, thầy cô bắt phạt, bề trên khiển trách… Bạn có bao giờ có những cảm giác như vậy chưa? Bạn cũng đã từng lo lắng hay gặp khó khăn chưa? Chắc hẳn là có. Tôi vẫn thường lo lắng trước những kỳ thi, lo lắng cho gia đình. Sống trong cộng đoàn, tôi lo lắng mình phải sống thế nào để cho vừa ý anh em, đem lại niềm vui cho họ. Đi sâu hơn nữa, tôi nghĩ tôi sống trên trần gian này với ý nghĩa gì? Phận sự chính của tôi là làm gì?... Tất cả có thể gây cho tôi chán nản rồi bỏ cuộc.
Thế rồi tôi tự nhủ: “Này ta thử đến với Chúa Giêsu xem, may ra ta có cảm nhận được những điều gì hấp dẫn chăng?”. Tôi nhớ có một vị thánh đã nói rằng: “Nếu bạn gặp được Chúa Giêsu thì mọi lo toan cố gắng, mọi băn khoăn của bạn sẽ được giải quyết. Niềm vui và hạnh phúc đích thực là được gặp Chúa Giêsu”. Thế là tôi bắt đầu đến với Chúa Giê-su qua Kinh Thánh. Sau đó, ngang qua những vui buồn trong đời sống và các biến cố, tôi cố gắng tìm Thánh ý của Người. Hằng ngày, cho dù vất vả bận rộn như thế nào đi nữa, tôi dành một ít thời gian để lắng nghe Lời Chúa. Nhờ đó, tôi đã có thể lấy lại sức mạnh sau những lần vấp ngã, thấy được những niềm vui và cũng có thể nhận được những lời khuyên, những lời an ủi Chúa Giêsu đầy thương mến. Kìa, Người đang nhìn tôi với đôi mắt yêu thương. Người giang rộng đôi tay để ôm tôi vào lòng.
Đây là cảm nghiệm của tôi cũng như một vài bạn trẻ khác trong những bước đầu đến với Lời Chúa. Tuy còn sơ sài và chưa có chiều sâu nhưng nhờ đó, tôi ý thức được tầm quan trọng của Lời Chúa đối với đời sống của tôi. Đó cũng là cơ hội giúp tôi có được sự chuẩn bị để bước vào một đời sống cộng đoàn Giêsu hữu, để đem Tin Mừng đến những người chưa nhận ra Chúa Kitô, như Lời Ngài dạy và truyền lại trước khi lên ngự bên hữu Chúa Cha.
Chúa Giêsu đang tha thiết mời gọi ta đến với Lời Ngài, các bạn ạ! Chúng ta đáp lại lời mời gọi đó như thế nào? Có mấy ai trong bạn trẻ chúng ta trên thế giới này nhận ra rằng: đến với Lời Chúa là điều tiên quyết nhất trong cuộc sống. Có thể nói, chúng ta dễ chú trọng đến những vấn đề vật chất hơn, thăng tiến bản thân trong học hành, phát triển tài năng, cố gắng chu toàn trách nhiệm nghề nghiệp của mình, và lắm khi cũng dễ đi theo những phong trào để tìm lợi ích riêng cho mình. Chúng ta dễ bị thế giới lạc thú này cuốn hút. Vấn đề đạo đức nói chung, hình như chúng ta để thả nó trôi theo nhịp sống. Chẳng hạn như việc đọc Lời Chúa thì hầu hết mọi người đều làm ngơ, tìm cách để biện hộ cho mình.
Tôi và bạn cùng xem lại mục đích làm người của mình. Mục đích của con người là gì nhỉ? Là tán dương, tôn kính và phụng sự Thiên Chúa, nhờ đó mà cứu rỗi linh hồn mình (Linh thao số 23). Tất cả những gì tôi và bạn có đều là phương tiện để phục vụ cho mục đích ấy mà thôi. Để đạt được mục đích ấy, không còn cách nào khác hữu hiệu hơn là đến với Chúa Giêsu qua việc lắng nghe Lời Ngài. Tất cả niềm vui và nỗi buồn, những chiến thắng và thất bại sẽ qua đi. Mọi vật chất trên thế gian này cũng sẽ qua đi, “phù vân chỉ là phù vân”. Chỉ có Lời Chúa là tồn tại mãi mãi và đem cho ta hy vọng đời đời.
Là con cái trong gia đình, chúng ta phải lắng nghe và vâng lời ông bà cha mẹ. Đến trường, là học sinh, chúng ta lắng nghe và vâng lời thầy cô, và có thể cả lời bạn bè nữa. Những lời hướng dẫn cao đẹp sẽ giúp ta sống một đời sống cao đẹp. Trong mọi lời dạy ấy, thì lời dạy cao quí nhất là lời dạy của Thiên Chúa. Trong Cựu Ước, Thiên Chúa đã nói qua các ngôn sứ để chuẩn bị cho dân Ngài tiếp nhận Đấng Cứu Thế. Khi đến thời đã định, Thiên Chúa đã nói với nhân loại “hết cả nỗi lòng mình” nơi chính Con Một Ngài là Đức Kitô, Lời của Thiên Chúa.
Lời Chúa là nguồn lương thực nuôi sống chúng ta. Trong Lời của Ngài, Thiên Chúa đã che dấu tất cả kho tàng của Người trong đó. Vì vậy, ở trong Lời Ngài, tôi có thể tìm thấy tất cả những gì tôi cần. Thử nhìn xem các vị thánh, không có vị nào có thể biến đổi và thúc đẩy mà không nhờ Lời Chúa. Cụ thể như thánh I Nhã tổ phụ Dòng Tên, sau khi đọc được Lời Chúa trong sách Kinh Thánh và cuộc đời Chúa Giêsu, ngài đã được biến đổi hoàn toàn từ một con người ăn chơi phóng đãng, đi tìm những sự phù phiếm thế gian, trở thành một con người tôi trung và là hiệp sĩ của Chúa Kitô. Ngài là một trong bốn vị thánh làm cột mốc cho lịch sử hơn 2000 năm của Hội Thánh. Chúng ta, là những người đang đi theo đường hướng của ngài để đến với Thiên Chúa, cũng hãy noi gương ngài năng đọc Lời Chúa để được đổi mới.
Thánh Eprem Xiria đã sánh ví Lời Chúa như một nguồn suối liên tục trào tràn những dòng nước mát liệm. Bất cứ ai đến với nguồn suối này cũng kín múc được một lượng nước đủ làm thỏa cơn khát, để rồi có thể tiếp tục ra đi. Nhưng mãi mãi nguồn suối cứ trào lên những dòng nước khác, và lượng nước được đem đi sẽ chẳng là gì nếu sánh với lượng nước còn lại. Chúng ta hãy mặc lấy tâm trạng của người khách lữ hành khát vọng đi tìm nguồn suối ấy, rồi cất bước lên đường với niềm vui thỏa vì biết mình có thể trở về bất cứ lúc nào, và chắc chắn sẽ tìm được những hớp nước làm thỏa cơn khát.
Ta hãy đến với Lời Chúa như Thiên Chúa vẫn kêu gọi và mong đợi. Lời Chúa nói ta qua mọi điều trong đời sống của ta và trong cuộc sống xung quanh ta. Tuy nhiên, cuốn Kinh Thánh là quyển sách ghi lại Lời Chúa mà ta cần phải biết đến và tìm hiểu. Nào ta hãy cầm lấy, giở ra, đọc và suy ngẫm những lời Chúa nói với chúng ta qua đó.
Đối với tôi, Lời Chúa là một cái gì đó rất quan trọng và thật cần thiết. Không một ngày nào tôi bỏ đọc và suy ngẫm lời Chúa. Mặc dầu, có nhiều lần tôi không hiểu Lời Chúa và cảm thấy Lời Chúa đối với tôi thật khô khan, nhưng tôi vẫn cố gắng và duy trì công việc đó, với hy vọng một lúc nào đó Chúa Giêsu sẽ mạc khải đoạn Tin Mừng ấy cho tôi. Mạc khải này sẽ giúp tôi hiểu Lời Chúa một cách sâu sắc và trở thành một tông đồ nhiệt thành, can đảm như các vị tông đồ sơ khai khi được Chúa Giêsu Phục Sinh giải thích Lời Chúa cho. Nếu ta tìm được rất nhiều điều trong Tin Mừng để làm giàu cho mình, ta đừng nghĩ rằng trong Lời Chúa chẳng còn gì khác ngoài những điều đã tìm thấy. Chúng ta chỉ mới khám phá được một trong muôn vàn điều mà thôi. Sau khi đã trở nên giàu có nhờ Lời Chúa. Ta cũng đừng nghĩ Lời Chúa sẽ vì thế mà bị nghèo nàn đi, vì đó là nguồn phong phú không thể múc cạn được, nhưng ta hãy tạ ơn vì sự sung mãn của Lời Chúa. Có một thánh nhân đã nói: “Hãy vui mừng vì anh em đã được no đầy, nhưng đừng buồn bã vì những kho tàng của Lời Chúa siêu việt trên mức anh em có thể lãnh thụ.”
Sau đây là một số “số khẩn” mà ta có thể gọi bất cứ lúc nào thấy cần:
+ Khi ta buồn: xin hãy gọi Ga 14.
+ Khi ta phạm tội: xin hãy gọi Tv 51.
+ Khi ta lo lắng: xin hãy gọi Mt 6,9-34.
+ Khi ta cảm thấy Thiên Chúa xa cách mình: xin hãy gọi Tv 139.
+ Khi cô đơn và sợ hãi: xin hãy gọi Tv 23.
+ Khi thất vọng về cuộc sống: xin hãy gọi Rm 8,31.
+ Nếu thấy mất can đảm trong công việc: hãy gọi Tv 121. (Sưu tầm)
Vâng đúng đấy các bạn ạ! Lời Chúa là một kho tàng chứa đầy những điều bí ẩn và vô cùng chan chứa nguồn sống cho những ai tìm kiếm và đến với. Dẫu rằng Thiên Chúa đã ban cho tôi và các bạn trẻ của Chúa rất nhiều ân huệ, nhưng chúng ta có nhận ra hồng ân đó hay không? Thử nhìn lại, chúng ta đã lãnh nhận từ Chúa những điều gì? Mới nhìn qua, tôi thấy mình không thể đếm hết tình yêu Thiên Chúa dành cho tôi. Vậy tôi phải đáp lại như thế nào? Có lẽ điều làm đẹp lòng Người là đáp lại bằng thái độ yêu thích cầu nguyện, thích đọc Lời Chúa… Đó là sự đáp trả bằng tình yêu sâu thẳm. Với sự thôi thúc mạnh mẽ của Chúa Giêsu, tôi sẵn sàng bỏ đi tất cả để đến với Chúa và thực hiện lời mời gọi của Ngài.
Quả thật, những bài viết như thế này đã đi vào quên lãng đối với tôi. Tôi không nhớ là để chúng lạc mất phương trời nào. "Cám ơn Sr đã gởi chúng lại cho con!" Giờ đây, đọc lại chúng, tôi cảm thấy nghẹn ngào trước Chúa. Thực vậy, tôi đã xin lỗi Chúa nhiều lắm và cầu xin Người ban thêm niềm tin để kiên trì suy niệm Lời Chúa, sống và thực thi Thánh ý Người. Con cũng cầu nguyện cho Sr được ơn bình an và đầy can đảm để cùng với Chúa Giê-su vác thập giá ngang qua căn bệnh của Sr. Xin Người chữa lành Sr và cho Sr sớm được bình phục.
.....................................................................................................
HÃY ĐẾN VỚI CHÚA GIÊSU QUA LỜI NGÀI
“Tuổi trẻ là tuổi đẹp nhất trong đời”. Tuổi trẻ là mùa xuân của cuộc đời. Trong bốn mùa, mùa xuân là mùa thật tươi tốt, mùa nhựa sống; là mùa các cây cối sinh hoa nảy lộc. Kìa những cây non đầy khí lực đang mơn mởn mọc lên tươi tắn, thoảng thơm mùi nhựa. Kìa những hoa sặc sỡ đang khoác trên mình những chiếc áo đẹp đẽ nhất. Tôi nhìn lại chính mình. Tôi đang lớn lên, mỗi ngày thêm một mới mẻ và có nhiều dự định to tát cho tương lai. Tôi muốn trở thành một bác sĩ giỏi để để đem lại niềm vui cho bệnh nhân, cho tất cả mọi người. Tôi cũng muốn trở thành một nhà thám hiểm. Khám phá những vẻ đẹp của đất trời, của cuộc sống; hay trở thành một nhà truyền giáo đi khắp mọi nơi trên cùng cõi trái đất, để đem Tin Mừng đến cho những người chưa nhận được ánh sáng Chúa Kitô… Có thể nói, tôi cũng đang nảy nở như hoa mùa xuân.
“Chúng ta hãy vui mừng vì tuổi trẻ”, đó là một câu hát của người xưa. Sự vui vẻ như ánh sáng mặt trời bao giờ cùng chứa đựng một nghị lực nuôi sống. Nó xóa đi những cái 'mốc meo', xua đi những cái 'thối tha hôi hám'. Sự vui vẻ cao thượng làm mất những bản năng thấp hèn thường đưa đến tội lỗi. Nhưng, đừng lầm lẫn vui vẻ với “khoái lạc”. Sự vui vẻ đích thật chỉ có thể giải sáng từ một lương tâm trong sạch.
Tuy nhiên, cuộc sống đâu phải bao giờ cũng như tôi tưởng, đâu phải bao giờ cũng hạnh phúc êm trôi và thành công mãi. Đôi khi tôi gặp thất bại, đau buồn. Nhiều lần tôi cảm thấy cô đơn, bị người khác hiểu lầm, hay lắm khi tôi bị cha mẹ rầy la, thầy cô bắt phạt, bề trên khiển trách… Bạn có bao giờ có những cảm giác như vậy chưa? Bạn cũng đã từng lo lắng hay gặp khó khăn chưa? Chắc hẳn là có. Tôi vẫn thường lo lắng trước những kỳ thi, lo lắng cho gia đình. Sống trong cộng đoàn, tôi lo lắng mình phải sống thế nào để cho vừa ý anh em, đem lại niềm vui cho họ. Đi sâu hơn nữa, tôi nghĩ tôi sống trên trần gian này với ý nghĩa gì? Phận sự chính của tôi là làm gì?... Tất cả có thể gây cho tôi chán nản rồi bỏ cuộc.
Thế rồi tôi tự nhủ: “Này ta thử đến với Chúa Giêsu xem, may ra ta có cảm nhận được những điều gì hấp dẫn chăng?”. Tôi nhớ có một vị thánh đã nói rằng: “Nếu bạn gặp được Chúa Giêsu thì mọi lo toan cố gắng, mọi băn khoăn của bạn sẽ được giải quyết. Niềm vui và hạnh phúc đích thực là được gặp Chúa Giêsu”. Thế là tôi bắt đầu đến với Chúa Giê-su qua Kinh Thánh. Sau đó, ngang qua những vui buồn trong đời sống và các biến cố, tôi cố gắng tìm Thánh ý của Người. Hằng ngày, cho dù vất vả bận rộn như thế nào đi nữa, tôi dành một ít thời gian để lắng nghe Lời Chúa. Nhờ đó, tôi đã có thể lấy lại sức mạnh sau những lần vấp ngã, thấy được những niềm vui và cũng có thể nhận được những lời khuyên, những lời an ủi Chúa Giêsu đầy thương mến. Kìa, Người đang nhìn tôi với đôi mắt yêu thương. Người giang rộng đôi tay để ôm tôi vào lòng.
Đây là cảm nghiệm của tôi cũng như một vài bạn trẻ khác trong những bước đầu đến với Lời Chúa. Tuy còn sơ sài và chưa có chiều sâu nhưng nhờ đó, tôi ý thức được tầm quan trọng của Lời Chúa đối với đời sống của tôi. Đó cũng là cơ hội giúp tôi có được sự chuẩn bị để bước vào một đời sống cộng đoàn Giêsu hữu, để đem Tin Mừng đến những người chưa nhận ra Chúa Kitô, như Lời Ngài dạy và truyền lại trước khi lên ngự bên hữu Chúa Cha.
Chúa Giêsu đang tha thiết mời gọi ta đến với Lời Ngài, các bạn ạ! Chúng ta đáp lại lời mời gọi đó như thế nào? Có mấy ai trong bạn trẻ chúng ta trên thế giới này nhận ra rằng: đến với Lời Chúa là điều tiên quyết nhất trong cuộc sống. Có thể nói, chúng ta dễ chú trọng đến những vấn đề vật chất hơn, thăng tiến bản thân trong học hành, phát triển tài năng, cố gắng chu toàn trách nhiệm nghề nghiệp của mình, và lắm khi cũng dễ đi theo những phong trào để tìm lợi ích riêng cho mình. Chúng ta dễ bị thế giới lạc thú này cuốn hút. Vấn đề đạo đức nói chung, hình như chúng ta để thả nó trôi theo nhịp sống. Chẳng hạn như việc đọc Lời Chúa thì hầu hết mọi người đều làm ngơ, tìm cách để biện hộ cho mình.
Tôi và bạn cùng xem lại mục đích làm người của mình. Mục đích của con người là gì nhỉ? Là tán dương, tôn kính và phụng sự Thiên Chúa, nhờ đó mà cứu rỗi linh hồn mình (Linh thao số 23). Tất cả những gì tôi và bạn có đều là phương tiện để phục vụ cho mục đích ấy mà thôi. Để đạt được mục đích ấy, không còn cách nào khác hữu hiệu hơn là đến với Chúa Giêsu qua việc lắng nghe Lời Ngài. Tất cả niềm vui và nỗi buồn, những chiến thắng và thất bại sẽ qua đi. Mọi vật chất trên thế gian này cũng sẽ qua đi, “phù vân chỉ là phù vân”. Chỉ có Lời Chúa là tồn tại mãi mãi và đem cho ta hy vọng đời đời.
Là con cái trong gia đình, chúng ta phải lắng nghe và vâng lời ông bà cha mẹ. Đến trường, là học sinh, chúng ta lắng nghe và vâng lời thầy cô, và có thể cả lời bạn bè nữa. Những lời hướng dẫn cao đẹp sẽ giúp ta sống một đời sống cao đẹp. Trong mọi lời dạy ấy, thì lời dạy cao quí nhất là lời dạy của Thiên Chúa. Trong Cựu Ước, Thiên Chúa đã nói qua các ngôn sứ để chuẩn bị cho dân Ngài tiếp nhận Đấng Cứu Thế. Khi đến thời đã định, Thiên Chúa đã nói với nhân loại “hết cả nỗi lòng mình” nơi chính Con Một Ngài là Đức Kitô, Lời của Thiên Chúa.
Lời Chúa là nguồn lương thực nuôi sống chúng ta. Trong Lời của Ngài, Thiên Chúa đã che dấu tất cả kho tàng của Người trong đó. Vì vậy, ở trong Lời Ngài, tôi có thể tìm thấy tất cả những gì tôi cần. Thử nhìn xem các vị thánh, không có vị nào có thể biến đổi và thúc đẩy mà không nhờ Lời Chúa. Cụ thể như thánh I Nhã tổ phụ Dòng Tên, sau khi đọc được Lời Chúa trong sách Kinh Thánh và cuộc đời Chúa Giêsu, ngài đã được biến đổi hoàn toàn từ một con người ăn chơi phóng đãng, đi tìm những sự phù phiếm thế gian, trở thành một con người tôi trung và là hiệp sĩ của Chúa Kitô. Ngài là một trong bốn vị thánh làm cột mốc cho lịch sử hơn 2000 năm của Hội Thánh. Chúng ta, là những người đang đi theo đường hướng của ngài để đến với Thiên Chúa, cũng hãy noi gương ngài năng đọc Lời Chúa để được đổi mới.
Thánh Eprem Xiria đã sánh ví Lời Chúa như một nguồn suối liên tục trào tràn những dòng nước mát liệm. Bất cứ ai đến với nguồn suối này cũng kín múc được một lượng nước đủ làm thỏa cơn khát, để rồi có thể tiếp tục ra đi. Nhưng mãi mãi nguồn suối cứ trào lên những dòng nước khác, và lượng nước được đem đi sẽ chẳng là gì nếu sánh với lượng nước còn lại. Chúng ta hãy mặc lấy tâm trạng của người khách lữ hành khát vọng đi tìm nguồn suối ấy, rồi cất bước lên đường với niềm vui thỏa vì biết mình có thể trở về bất cứ lúc nào, và chắc chắn sẽ tìm được những hớp nước làm thỏa cơn khát.
Ta hãy đến với Lời Chúa như Thiên Chúa vẫn kêu gọi và mong đợi. Lời Chúa nói ta qua mọi điều trong đời sống của ta và trong cuộc sống xung quanh ta. Tuy nhiên, cuốn Kinh Thánh là quyển sách ghi lại Lời Chúa mà ta cần phải biết đến và tìm hiểu. Nào ta hãy cầm lấy, giở ra, đọc và suy ngẫm những lời Chúa nói với chúng ta qua đó.
Đối với tôi, Lời Chúa là một cái gì đó rất quan trọng và thật cần thiết. Không một ngày nào tôi bỏ đọc và suy ngẫm lời Chúa. Mặc dầu, có nhiều lần tôi không hiểu Lời Chúa và cảm thấy Lời Chúa đối với tôi thật khô khan, nhưng tôi vẫn cố gắng và duy trì công việc đó, với hy vọng một lúc nào đó Chúa Giêsu sẽ mạc khải đoạn Tin Mừng ấy cho tôi. Mạc khải này sẽ giúp tôi hiểu Lời Chúa một cách sâu sắc và trở thành một tông đồ nhiệt thành, can đảm như các vị tông đồ sơ khai khi được Chúa Giêsu Phục Sinh giải thích Lời Chúa cho. Nếu ta tìm được rất nhiều điều trong Tin Mừng để làm giàu cho mình, ta đừng nghĩ rằng trong Lời Chúa chẳng còn gì khác ngoài những điều đã tìm thấy. Chúng ta chỉ mới khám phá được một trong muôn vàn điều mà thôi. Sau khi đã trở nên giàu có nhờ Lời Chúa. Ta cũng đừng nghĩ Lời Chúa sẽ vì thế mà bị nghèo nàn đi, vì đó là nguồn phong phú không thể múc cạn được, nhưng ta hãy tạ ơn vì sự sung mãn của Lời Chúa. Có một thánh nhân đã nói: “Hãy vui mừng vì anh em đã được no đầy, nhưng đừng buồn bã vì những kho tàng của Lời Chúa siêu việt trên mức anh em có thể lãnh thụ.”
Sau đây là một số “số khẩn” mà ta có thể gọi bất cứ lúc nào thấy cần:
+ Khi ta buồn: xin hãy gọi Ga 14.
+ Khi ta phạm tội: xin hãy gọi Tv 51.
+ Khi ta lo lắng: xin hãy gọi Mt 6,9-34.
+ Khi ta cảm thấy Thiên Chúa xa cách mình: xin hãy gọi Tv 139.
+ Khi cô đơn và sợ hãi: xin hãy gọi Tv 23.
+ Khi thất vọng về cuộc sống: xin hãy gọi Rm 8,31.
+ Nếu thấy mất can đảm trong công việc: hãy gọi Tv 121. (Sưu tầm)
Vâng đúng đấy các bạn ạ! Lời Chúa là một kho tàng chứa đầy những điều bí ẩn và vô cùng chan chứa nguồn sống cho những ai tìm kiếm và đến với. Dẫu rằng Thiên Chúa đã ban cho tôi và các bạn trẻ của Chúa rất nhiều ân huệ, nhưng chúng ta có nhận ra hồng ân đó hay không? Thử nhìn lại, chúng ta đã lãnh nhận từ Chúa những điều gì? Mới nhìn qua, tôi thấy mình không thể đếm hết tình yêu Thiên Chúa dành cho tôi. Vậy tôi phải đáp lại như thế nào? Có lẽ điều làm đẹp lòng Người là đáp lại bằng thái độ yêu thích cầu nguyện, thích đọc Lời Chúa… Đó là sự đáp trả bằng tình yêu sâu thẳm. Với sự thôi thúc mạnh mẽ của Chúa Giêsu, tôi sẵn sàng bỏ đi tất cả để đến với Chúa và thực hiện lời mời gọi của Ngài.
Năm 2004
J.B.Phan Đức Định
...............................................................................................
Post a Comment